Da giày Việt Nam: Mạnh xuất khẩu nhưng yếu tại thị trường nội địa

Da giày Việt Nam: Mạnh xuất khẩu nhưng yếu tại thị trường nội địa

Da giày Việt Nam: Mạnh xuất khẩu nhưng yếu tại thị trường nội địa

Da giày Việt Nam: Mạnh xuất khẩu nhưng yếu tại thị trường nội địa

Da giày Việt Nam: Mạnh xuất khẩu nhưng yếu tại thị trường nội địa
Da giày Việt Nam: Mạnh xuất khẩu nhưng yếu tại thị trường nội địa
trang chủ   >   Tin tức   >   Da giày Việt Nam: Mạnh xuất khẩu nhưng yếu tại thị trường nội địa

Da giày Việt Nam: Mạnh xuất khẩu nhưng yếu tại thị trường nội địa

Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giày dép trong nước khoảng 150 triệu đôi/năm, nhưng sản xuất trong nước mới đáp ứng được 40% nhu cầu. Sản phẩm giày dép “Made in Vietnam” tiêu thụ trên thị trường chủ yếu thuộc phân khúc thấp và trung cấp. Phải chăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp (DN) nội thấp hay vì DN nội chưa thực sự quan tâm đến thị trường trong nước?

Giày dép “Made in Vietnam” phủ khắp 50 quốc gia

Ngành da, giày Việt Nam đạt mức tăng trưởng bình quân 9,7%/năm. Thống kê của Bộ Công thương cho thấy, giày dép Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 50 quốc gia. Thị trường chính là các nước trong cộng đồng EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Mexico, Brazil, Hàn Quốc… Trong đó, xuất khẩu vào EU chiếm tỷ lệ cao nhất: 35,3%. Tiếp đến là Mỹ với 31,55%. Xuất khẩu vào Nhật Bản và Trung Quốc lần lượt chiếm 4,75% và 4,46%. Riêng sản phẩm túi xách hiện đã có mặt trên 40 nước, trong đó, xuất khẩu tới Mỹ chiếm tỷ lệ cao nhất là 41,6%; tiếp đến là EU với trên 26%. Xuất khẩu tới Nhật Bản và Trung Quốc lần lượt chiếm 11,6% và 3,51%. 

Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày và túi xách Việt Nam, nhấn mạnh thêm, kim ngạch xuất khẩu ngành da giày tăng nhanh theo từng năm. Nếu năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành chỉ đạt 7,8 tỷ USD, đến năm 2012 con số trên đã tăng lên 8,8 tỷ USD, năm 2013 đạt 10,4 tỷ USD, năm 2014 đạt 12,85 tỷ USD, năm 2015 đạt 14,88 tỷ USD. Trong đó, mặt hàng giày, dép đạt trên 12 tỷ USD, mặt hàng nón, vali, túi xách, dù đạt gần 2,9 tỷ USD. Riêng 6 tháng đầu năm 2016, kim ngạch ước đạt 7,94 tỷ USD, dép đạt trên 6,34 tỷ USD, mặt hàng vali, túi xách, nón, dù đạt 1,6 tỷ USD. Việt Nam hiện nằm trong tốp 4 nước sản xuất giày dép lớn nhất thế giới và là nước xuất khẩu lớn thứ ba trên thế giới về trị giá (chỉ sau Trung Quốc và Ý).

Mạnh xuất khẩu nhưng DN ngành da giày lại không mặn mà phát triển thị trường nội địa. Lý giải thực tế này, ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da giày và túi xách Việt Nam, cho biết sản phẩm giày dép “Made in Vietnam” tiêu thụ trên thị trường nội địa chủ yếu thuộc phân khúc thấp và trung cấp, sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, DN không mặn mà vì sản phẩm sản xuất và phân phối trong nước đang phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ mặt hàng cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới 50% - 60% thị phần. Sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp có nhưng ít và hiện vẫn bị lép vế trước các thương hiệu lớn trên thế giới. Mặt khác, sản phẩm của các DN ngay khi rời xưởng ra thị trường “nội” đã phải đối mặt với nạn hàng giả, hàng kém chất lượng. Vì vậy, những DN có quy mô lớn thường chọn giải pháp an toàn là tập trung sản xuất hàng xuất khẩu, còn sản xuất hàng tiêu thụ nội địa chỉ dành cho DN nhỏ và vừa.

Trong ngắn hạn vẫn dành ưu tiên cho xuất khẩu

Đại diện Hiệp hội Da giày và túi xách Việt Nam khẳng định, trong ngắn hạn thì những DN da giày vẫn dành ưu tiên cho xuất khẩu. Điều này xuất phát từ những diễn biến kinh tế đang có lợi cho hoạt động xuất khẩu của ngành. Việc hình thành cộng đồng ASEAN và việc ký kết, triển khai các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại không ít cơ hội cho các DN tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Đơn cử, với FTA Việt Nam - Hàn Quốc, các sản phẩm giày dép xuất khẩu sang Hàn Quốc của Việt Nam cũng được xóa bỏ ngay từ 10% - 13% xuống còn 0% vào năm 2016.

Với FTA Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu, mặt hàng giày dép có mũ bằng cao su của Việt Nam xuất khẩu sang 5 nước Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 0%.

Còn với FTA Việt Nam - EU, thuế xuất khẩu da giày từ Việt Nam vào EU sẽ giảm từ mức 12,4% hiện nay về 0%. Các mặt hàng túi xách, vali sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi FTA có hiệu lực.

Đối với mặt hàng giày dép, EU sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho các sản phẩm của Việt Nam trong vòng 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Riêng với Hiệp định TPP thì thuế nhập khẩu của giày dép Việt Nam vào các nước TPP, trong đó có Hoa Kỳ, sẽ giảm từ 13% - 14% xuống 0%, chỉ có từ 17 - 19 chủng loại giày nhạy cảm có thời gian giảm thuế dài hơn và quản lý chặt hơn về xuất xứ. Điều này mở ra cơ hội thúc đẩy xuất khẩu vào Hoa Kỳ, thị trường chiếm thị phần lớn trong số các thị trường nhập khẩu giày dép của Việt Nam.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Phong, Giám đốc Công ty Kinh doanh đà điểu, cá sấu Khatoco, DN ngành da giày Việt Nam phần lớn làm hàng gia công, nguyên phụ liệu còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Những mặt hàng chính như da thuộc, giả da vẫn có tỷ lệ nội địa thấp. Da thuộc, giả da hiện mới chỉ đáp ứng được 30%, nguyên liệu vải 70%... nên chưa chiếm được giá trị gia tăng cao. 

Trước thực tế trên, Bộ Công thương đã thực hiện điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành da giày Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035.

Theo đó, hình thành một mạng lưới công nghiệp da giày trên phạm vi cả nước, có sự phân bố hợp lý hơn về năng lực sản xuất da giày giữa các khu vực trong nước; bổ sung các đề xuất về cơ chế, giải pháp phù hợp, đồng bộ về vốn đầu tư, khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực... nhằm phát triển nhanh và bền vững nguồn nguyên liệu sản xuất. Đặc biệt, gỡ bỏ tâm lý hạn chế cấp phép đầu tư đối với những DN sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành do lo ngại vấn đề ô nhiễm. Tuy nhiên, theo đại diện của nhiều DN, ngoài việc tập trung hỗ trợ phát triển nội lực để DN đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ Công thương cần có những giải pháp hiệu quả hơn nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trên thị trường nội, để DN phát triển song song hai thị trường nội và ngoại, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng bền vững cho toàn ngành.

ÁI VÂN

Bài viết khác